Kinh nghiệm chống thấm trần nhà mùa mưa bão hiệu quả

Kinh nghiệm chống thấm trần nhà mùa mưa bão

Kinh nghiem chong tham tran nha mua mua bao

Chống thấm trần nhà mùa mưa bão
Chống thấm trần nhà mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang chuẩn bị đến. Mưa bão làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người với  những tuyến phố bị ngập nước và ngay cả trần nhà của bạn cũng bị thấm dột. Nguyên nhân là khi các vết nứt trên trần nhà xuất hiện làm phá vỡ kết cấu của ngôi nhà, tạo một khoảng lỗ trống cho nước thấm qua.Trần nhà bị thấm nước, ẩm, mốc, nhỏ nước xuống sàn là một trong những hiện tượng thường gặp mùa mưa bão. Vậy làm thế nào có thể chống thấm trần nhà mùa mưa bão đạt hiệu quả nhất và triệt để nhất.

Chống thấm trần nhà mùa mưa bão

Tùy theo thực tế trần nhà cũ hay trần nhà mới để chúng ta lên phương án chống thấm trần nhà mùa mưa bão cho hợp lý và tối ưu nhất.

Thứ 1, với trường  hợp trần nhà đã cũ

Trần nhà cũ thường có những vết nứt nẻ chạy dọc hoặc chạy ngang, bụi bặm, rêu mốc bám trên tường. Để tiến hành chống thấm trần nhà cũ nên sử dụng các nguyên vật liệu chống thấm chuyên dụng như :

  1. Sử dụng màng chống thấm: Màng khò nóng, màng dán lạnh. Đây là các loại màng chống thấm có tuổi thọ chống thám rất cao.
  2. Kết hợp sử dụng phụ gia chống thấm sẽ tăng tối đa độ bền cho công trình, tạo tính bền vững cho kết cấu công trình.
  3. Sử dụng các vật liệu dạng hóa chất lỏng. Có thể phun hoặc quét. Sau khi khô xong sẽ tạo nên lớp bảo vệ cho các hạng mục công trình

Tiến hành thi công

  • Đục những nơi lồi lõm để bề mặt bê tông bằng phẳng, tại những khe nứt bê tông nên đục rãnh hình chữa V với độ sâu ít nhất 2cm để xử lý trám các vết nứt bằng các nguyên vật liệu chống thấm.
  • Đánh bay sạch bụi, chất bẩn , mảng bám bằng máy thổi hoặc máy hút bụi chuyên nghiệp. Công đoạn này sẽ giúp bề mặt bê tông thẩm thấu được chất chống thấm tốt nhất.
  • Trám lại các vết nứt bằng keo chuyên dụng dung để chống nứt trần nhà.
  • Bắt đầu quét phụ gia chống thấm sau đó quét sơn chống thấm lên trên trần nhà. Sau khoảng thời gian từ 2-3 tiếng, lớp thứ 1 khô, bắt đầu quét đến lớp thứ 2. Hai lớp nên quét vuông góc với nhau. Nên quét thành 4 lớp để đảm bảo tuổi thọ chống thấm trần nhà cao hơn, màng chống thấm ngăn nước mưa dày hơn.
  • Trường hợp thấm dột ở mức độ vừa phải, trần nhà chỉ có hiện tượng ố vàng, chúng ta nên sử dụng sơn chống thấm. Còn nếu trần nhà bị thấm nước nhiều, nên đập bỏ các lớp trần cũ,làm sạch bề mặt, quét sơn và keo chống thấm vì khi đó lớp trần cũ đã không còn khả năng ngăn chặn nước.

Thứ 2, đối với trần nhà mới

Khi công trình đang trong quá trình xây dựng, nên đưa ra các phương án chống thấm đi kèm ngay giai đoạn đó. Phương án chống thấm phải tỉ mỉ, chi tiêu, mang tính lâu dài. Khi chống thấm trần nhà giai đoạn đầu sẽ giúp cho tường nhà bền vững, không lo thấm, dột . Không nên dột từ đâu mới thấm từ đó. Thấm nhanh và sớm, khi đó chi phí chống thấm sẽ rẻ hơn gấp 2, 3 lần khi sau này gặp sự cố thấm dột mới chống thấm.

Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi khi chống thấm dột trần nhà mùa mưa bão. Có rất nhiều trường hợp chống thấm trần nhà phức tạp như: Thấy có vết loang lổ, ngả màu trên trần nhà nhưng khi lên không tìm thấy đầu mối, thậm chí đôi khi thấm nước một chỗ nhưng phải chống dột toàn bộ. Để ngôi nhà luôn vững chắc, luôn chống thấm ngay từ khi mới thi công, khâu chống thấm được tính toán khi mới trên bản thiết kế, được chú trọng vào những nơi hay tiếp xúc với mưa gió, khí hậu, môi trường bên ngoài.

Hãy trang bị cho mình những kiến thức cũng như kinh nghiệm về chống thấm trần nhà để luôn tạo cho ngôi nhà sạch sẽ, bền vững.

Mưa bão tới gần – Chẳng lo vì biết cách phòng chống

Cảm ơn sự hợp tác của quý khách trong thời gian qua !

Trân trọng

 

 

0979.227.098